XÂY DỰNG CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÂN SỰ TRONG KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG - Quản lý bán hàng và phát triển kinh doanh

Bài viết mới, Quản lý bán sĩ và phân phối, Quản lý kinh doanh bán lẻ, Tin tức vsoft

XÂY DỰNG CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÂN SỰ TRONG KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG

xây dựng cơ cấu tổ chức nhân sự
Chia sẻ bài viết
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Tùy theo quy mô và mô hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà sẽ có nhiều sự lựa chọn xây dựng cơ cấu tổ chức nhân sự khác nhau. Nhưng nhìn chung thì hầu hết các công ty đều không thể thiếu những vị trí chủ chốt để bắt đầu hoạt động kinh doanh.

Bài viết này sẽ giúp bạn được cái nhìn tổng quát hơn về cơ cấu tổ chức, từ đó có những lựa chọn phù hợp cho trường hợp của mình. Ngay bây giờ hãy cùng VSOFT vào nội dung chính nhé.

xây dựng cơ cấu tổ chức nhân sự

1. Cơ cấu tổ chức, tại sao cần chú trọng đến nó trong doanh nghiệp?

Các phương thức công việc được lưu thông trong một tổ chức, từ đó các nhóm nhân viên, phòng ban khác nhau sẽ cùng nhau phối hợp để hướng đến mục tiêu chung là tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Với sự đổi mới liên tục của thời đại, thế nên cơ cấu nhân sự trong doanh nghiệp cũng được nâng cấp và phát triển hơn theo thời gian.

Tùy theo sự đặc thù của sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ có những chuyển biến khác nhau về nguồn lực. Tuy nhiên có thể thấy thì khi bắt đầu xây dựng doanh nghiệp thì người chủ cần phải thực sự chú trọng đến vấn đề này. Khi nội bộ trong doanh nghiệp đã sự thống nhất thì sự chuyển đổi và thích ứng với thời đại sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, từ đó doanh nghiệp sẽ dễ phát triển và vững mạnh trong tương lai.

2. Những đặc trưng của cơ cấu doanh nghiệp

Khi bắt đầu xây dựng doanh nghiệp, sẽ có 5 yếu tố chính để hình thành nên cấu trúc tổ chức:
– Thiết kế công việc
– Phân chia bộ phận và điều phối
– Ủy quyền
– Phạm vi kiểm soát
– Hệ thống phân cấp

Có 2 chiến lược cấu trúc là cấu trúc tập quyền và phân quyền. Tập quyền hiểu đơn giản là quyền lực quyết định nằm chủ yếu ở các lãnh đạo. Với phân quyền thì người nhân viên cấp thấp sẽ có điều kiện được đưa ra quyết định hơn.

Cấu trúc phân quyền thường được lựa chọn xây dựng bởi nó tạo điều kiện cho các nhân viên cấp thấp có thể đưa ra quyết định. Mô hình này rất thích hợp áp dụng khi sự mâu thuẫn và không chắc chắn ở chiến lược phát triển, khi đó nhân viên cấp thấp sẽ có cơ hội được thể hiện và đóng góp nhiều hơn cho doanh nghiệp.

3. Các loại cơ cấu tổ chức

Sự phát triển của thời đại đã tác động rất lớn đến sự thay đổi xây dựng cơ cấu tổ chức nhân sự. Sự thay đổi này có mục đích chung là để thích ứng với sự phát triển của xã hội, có nhiều lợi ích và giá trị hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng với những sản phẩm và dịch vụ mới.

Hiện nay thì đang có 4 loại sơ đồ cơ cấu tổ chức chính:

– Theo chức năng: Công việc và nhân viên được phân chia dựa trên chuyên môn. Hoạt động quản lý từ trên xuống sẽ cần có sự phối hợp giữa các bộ phận với nhau.

– Theo sản phẩm: Công việc và nhân viên được bố trí dựa theo sản phẩm, hoặc đôi khi là theo thị trường và vùng miền. Sơ đồ này rất hữu ích khi cần mở rộng về số lượng hoặc độ phức tạp. Không phù hợp khi sự cạnh tranh của các bộ phận có tính gay gắn hoặc doanh nghiệp không đủ khả năng thích ứng nhanh.

– Ma trận: Đây hiểu đơn giản là sự kết hợp dựa trên 2 cơ cấu phía trên. Mô hình này cần phải có sự đảm bảo sự công bằng và bình đẳng trong tổ chức mới hoạt động tốt.

– Cấu trúc phẳng: Đây là sự kết hợp giữa doanh nghiệp và các đơn vị kết nối bên ngoài, các nhóm làm việc bên ngoài thậm chí có thể thay thế được các phòng ban trong doanh nghiệp. Cấu trúc này khi hoạt động thì doanh nghiệp cần phải quan tâm nhiều đến vấn đề chất lượng, việc này cũng mang lại không ít rủi ro cho doanh nghiệp.

4. Đo lường hiệu quả

Sự phát triển của doanh nghiệp cũng cần phải có sự tính toán và dự đoán. Các doanh nghiệp thường phát triển theo một cách nhất quán và có thể dự đoán trước được. Dưới đây là 4 giai đoạn phát triển thường có trong tổ chức:

– Khởi nghiệp – Mở rộng – Củng cố – Đa dạng hóa

Trong mỗi giai đoạn, khi sắp bước sang giai đoạn chuyển tiếp thì người lãnh đạo cần phải có những chiến lược kỹ lưỡng về sự sắp xếp và phân bố lực lượng cơ cấu tổ chức doanh nghiệp của mình. Bởi không có gì là chắc chắn khi doanh nghiệp bước sang các giai đoạn mới, sẽ luôn có những biến cố xảy ra, thế nên sự chuẩn bị và chiến lược không bao giờ là thừa thải.

Dựa trên những đặc điểm cấu trúc mà chủ doanh nghiệp muốn hướng đến, khi đó người lãnh đạo cần có những đánh giá và đo lường về độ hiệu quả mà cách xây dựng cơ cấu tổ chức nhân sự vận hành đem đến. Chung quy lại vẫn phải thích ứng và linh hoạt với sự chuyển đổi của môi trường xung quanh, mục đích cuối cùng chính là đem đến sự phát triển vững mạnh cho doanh nghiệp.

Kết lại

Qua bài viết này hy vọng sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quát hơn về cách xây dựng cơ cấu tổ chức nhân sự trong kinh doanh vật liệu xây dựng. VSOFT rất cảm ơn sự quan tâm từ bạn và hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.

Đăng kí sử dụng phần mềm bán hàng miễn phí VSOFT BMS ngay bây giờ.

Bình luận bị đóng