Quản lý chuỗi cửa hàng chưa bao giờ là bài toán dễ dàng đối với những người làm quản lý, số lượng cửa hàng lớn và bộ máy nhân sự cồng kênh sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho người quản lý chuỗi. Cùng VSFOT tìm hiểu ngay bài viết này để tránh những sai lầm lớn khi quản lý các chuỗi cửa hàng nhé.
1. Không nắm rõ được tình hình hàng tồn kho khi quản lý
Sai lầm này là vô cùng lớn bởi nó quyết định đến khả năng sống còn của cả chuỗi cửa hàng. Nếu một người quản lý không đủ khả năng quản lý, không nắm được những mặt hàng đang tồn kho với số lượng, kích thước, màu sắc như thế nào thì cửa hàng sẽ gặp tình trạng hàng bị tồn kho dài, cứ luẩn quẩn năm này qua năm khác.
Việc quản lý hàng tồn kho tốt sẽ giúp việc điều chuyển hàng hóa, đẩy hàng tồn kho giữa các cửa hàng với nhau trở nên dễ dàng và chủ động hơn rất nhiều. Dễ dàng sắp xếp những gian hàng để mặt hàng tồn kho được đẩy ra thị trường bán sớm hơn.
2. Hàng hóa sắp xếp không khoa học
Sắp xếp hàng hóa hợp lý và khoa học là một yêu cầu cơ bản mà ai bất cứ người làm quản lý nào cũng cần phải biết. Nó không chỉ đảm bảo về vấn đề thấm mỹ mà khi bán hàng nhân viên có thể dễ dàng nhận biết được vị trí hàng hóa, tránh phải mất nhiều thời gian tìm kiếm.
Việc sắp xếp hàng hóa thiếu hợp lý còn dẫn đến những tình trạng như bị thất thoát hàng hóa, hàng hết hạn sử dụng nhưng không nắm được để đẩy bán kịp thời. Vì thế những cửa hàng bán lẻ như mỹ phẩm với số lượng hàng lớn và hạn sử dụng ngắn hạn phải cực kì lưu ý đến vấn đề này. Với những chuỗi cửa hàng thời trang hay cửa hàng chăn ga gối đệm thì việc đảm bảo hàng hóa sắp xếp gọn gàng sẽ đem lại tính thẩm mỹ cao hơn.
3. Kiểm kho không kỹ lưỡng, thiếu chặt chẽ
Mỗi ngày các chuỗi cửa hàng thường sẽ có tới hàng chục, hàng trăm giao dịch nhập vào bán ra, vì thế nếu không có phương pháp kiểm kho chặt chẽ và hiệu quả thì việc thất thoát hoặc sai lệch số liệu hàng hóa sẽ khó tránh khỏi.
Giải pháp hiệu quả nhất cho việc này là người quản lý nên sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng, giúp chủ shop kiểm kho một cách khoa học và rút ngắn thời gian hơn rất nhiều.
4. Không tự động hóa số liệu
Việc tự mình tổng hợp số liệu vô cùng phức tạp và mất rất nhiều thời gian, thay vì đã bạn hãy thử sử dụng công nghệ phần mềm quản lý để áp dụng vào chuỗi cửa hàng. Phần mềm sẽ giúp bạn quản lý từ doanh thu, chi phí, hàng hóa, nhân viên,… giúp tiết kiệm thời gian và hạn chế tối đa sai sót.
Bạn chỉ cần nhập giao dịch mua vào, bán ra và mọi dữ liệu sẽ tự động cập nhật vào báo cáo bán hàng cuối tháng, số lượng hàng tồn kho cũng tự động trừ tương ứng, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm về nó.
5. Chất lượng nhân viên không đồng bộ tại mỗi cửa hàng
Nếu như so sánh 2 chi nhánh, mặc dù hàng hóa giống nhau và địa thế tốt như nhau nhưng chi nhánh 1 lại có doanh thu tốt hơn hẳn so với chi nhánh 2 thì người làm quản lý cần xem xét lại chất lượng nhân viên tại cửa hàng.
Để có thể giải quyết được vấn đề chất lượng nhân viên không đồng đều ở các chi nhánh thì người quản lý chuỗi cửa hàng cần phải đặt ra những quy định, chế tài riêng để thưởng phạt khi nhân viên vi phạm quy định. Ngoài ra cũng cần phải có những chương trình đào tạo, chế độ đãi ngộ hợp lý để nhân viên kích thích làm việc và có ý muốn gắn bó lâu dài hơn, tạo ra văn hóa làm việc riêng cho cửa hàng của bạn.
6. Không nắm được tổng quát hiệu quả bán hàng
Nếu người quản lý chuỗi cửa hàng đang trong tình trạng chi nhánh 1 có hiệu suất bán hàng vượt trôi hơn hẳn so với chi nhánh 2 thì cần nên xem xét lại. Sự chênh lệch về hiệu quả bán hàng của từng cửa hàng sẽ phản ánh được khả năng quản lý tổng quát. Nếu người quản lý lý chỉ tập trung vào việc đẩy doanh số cho cửa hàng chính mà bỏ qua sự tiềm năng của các cửa hàng khác thì họ đang lãng phí rất nhièu tiền bạc.
Để vận hành một cửa hàng sẽ mất rất nhiều chi phí vào mặt bằng, nhân viên,… vì thế hãy cố gắng nắm bức tranh tổng quát khi làm quản lý chuỗi cửa hàng. Có thể tìm đến các giải pháp như luân chuyển hàng hóa giữa các chi nhánh hoặc thiết lập các chương trình khuyến mãi dành cho những cửa hàng có doanh thu thấp hơn.
Hy vọng với những thông tin đã được tổng hợp từ VSOFT, bạn sẽ có cho mình cái nhìn tốt hơn và cải thiện hiệu suất trong việc quản lý chuỗi cửa hàng. Hãy đón chờ những bài viết sắp tới nhé.
Đăng kí sử dụng phần mềm bán hàng miễn phí VSOFT BMS ngay bây giờ.